CÂU HỎI: KINH NGHIỆM KHI ĐI DU HỌC TẠI ĐÀI LOAN?

Rate this post

Câu hỏi: Kinh Nghiệm Khi Đi Du Học Tại Đài Loan

Trả lời: Mình xin cung cấp 8 kinh nghiệm du học Đài Loan giúp các bạn vững bước thực hiện ước mơ.

  1. Thời tiết và sức khỏe

Thời tiết ở Đài Loan khá giống với Việt Nam, phía Nam như Cao Hùng thì giống Sài Gòn, phía Bắc như thành phố Đài Bắc thì giống Hà Nội. Sinh viên mùa hè thường mặc quần lửng, áo phông, đi giày thể thao, khi đi học cũng như đi chơi. Mùa đông bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến hết tết, thời tiết cũng có lúc lạnh, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhiệt độ thấp nhất ở phía Nam như ở Cao Hùng là 10 độ C, còn ở phía Bắc như Đài Bắc thì lạnh hơn, có khi xuống dước 5 độ C. Do vậy, bạn nên chuẩn bị đủ quần áo mùa hè và mùa đông khi sang đây.

Vì khí hậu tại đây tương tự với Việt Nam, nên những du học sinh nào mắc các bệnh dị ứng với thời tiết ở Việt Nam thì các bạn nên mang theo các loại thuốc tương tự. Bên cạnh đó bạn cũng nên mang theo các loại thuốc thông thường như cảm cúm, tiêu chảy, nhức đầu… vì Đài Loan không có các cửa hàng thuốc tây bán tự do ở ngoài đường, mà phải mua thuốc theo đơn của bác sĩ.

Nếu mua bảo hiểm y tế tại Đài Loan sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí nếu như phải điều trị tại đây. Ví dụ, nếu không có bảo hiểm y tế, tiền công khám bệnh ít nhất là 500 đồng (= 350.00 VNĐ), còn nếu có BHYT thì tiền công khám chỉ có 100 đồng (= 70.000 VNĐ). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bảo hiểm y tế chỉ có hiệu lực sau khi bạn đã ở Đài Loan ít nhất 4 tháng.

  1. Học tập

Nhìn chung các giảng viên Đài Loan rất thoải mái trong giảng dạy và học tập, không quá căng thẳng, du học sinh được chủ động đưa ra các ý kiến và đề nghị để trao đổi với các giảng viên. Mặc dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ nhưng đa phần các giảng viên đều có thể nói và đọc viết được tiếng Anh.

Du học sinh được mặc đồ tùy ý khi đến lớp hàng ngày, ngoại trừ việc phải mang giày dép có quai hậu là điều bắt buộc. Sinh viên được phép mang đồ ăn uống vào trong lớp, sinh viên cần lên lớp đúng giờ.

  1. Giao thông đi lại

Tại Đài Loan, sinh viên thường đi lại bằng xe đạp hoặc xe máy, còn nếu ở xa thì đi xe buýt, tàu điện ngầm hoặc tàu hỏa. Nếu trường rộng hay đôi khi bạn có nhu cầu chạy ra ngoài nhiều thì nên có một chiếc xe đạp hoặc xe máy. Xe đạp có thể xin lại những sinh viên vừa tốt nghiệp xong để lại, hay xe máy thì mua đồ “secondhand” với giá khoảng 10.000 Đài tệ (= 7.000.000 VNĐ). Trước khi đi đến địa điểm nào, bạn nên tham khảo bản đồ và hỏi trước người Đài về lộ trình.

Trong những ngày cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, một số chuyến tàu sẽ bị trễ hay thay đổi lộ trình, nếu không nghe được thông báo bằng tiếng Hoa trên hệ thống loa phát thanh, bạn rất có thể bị lên nhầm tàu nếu cứ tin tưởng vào bảng điện tử trước đó. Do vậy, nên hỏi kỹ nhân viên nhà ga (có thể dùng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa).

  1. Ký túc xá

Ký túc xá được quản lý chặt chẽ, sinh viên được phát thẻ để ra vào KTX, nam không được vào khu vực nữ sống và ngược lại. Hàng ngày lúc 10h30’ tối, đại diện KTX sẽ đi điểm danh từng phòng. Nếu về khuya hoặc không về ngủ đêm ở KTX cần phải báo trước với người quản lý ký túc. Sinh viên không được phép nấu ăn, uống bia rượu. Nếu bạn muốn, bạn có thể yêu cầu bố trí chung phòng với sinh viên Đài Loan.

Xe đạp và xe máy của sinh viên tại KTX sẽ được phát miếng đề-can dán lên xe và được yêu cầu để xe đúng nơi quy định. Với những xe không dán đề-can của KTX, ban quản lý ký túc sẽ “cẩu xe” và phạt tiền.

Một vấn đề đáng lưu ý nữa là “phân loại rác”, đặc biệt là ở KTX nữ vì đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá trường học. Rác được yêu cầu phân thành nhiều loại theo hướng dẫn ghi và hình vẽ chỉ dẫn tại khu bỏ rác.

  1. Ăn uống

Giá cả sinh hoạt tại Đài Loan đắt hơn ở Việt Nam khoảng 1.5 lần, nhưng ăn uống thì không quá đắt. Một suất cơm hay mì tại các quán ăn gần trường học hay suất cơm hộp trong các cửa hàng tạp hóa (7/11, Family Mart, Hi–Life,…) trung bình khoảng 60 đồng Đài tệ (= 42.000 VNĐ). Buổi sáng không có những quán bán đồ ăn sáng như tại Việt Nam, tuy nhiên, có các cửa hàng cafeteria bán đồ ăn nhanh với giá khoảng 35 đồng Đài tệ (= 24.500 VNĐ). Các cửa hàng đều có hình ảnh các món ăn và bảng giá, nếu không biết tiếng Hoa bạn có thể dùng tay chỉ để gọi món; hay tại một số cửa hàng lớn, nhà hàng sẽ có bản ghi tên các món ăn (bằng tiếng Hoa) để thực khách đánh dấu chọn và đưa lại cho nhân viên phục vụ nhà hàng.

  1. An ninh

Có thể nói, không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề an ninh ở Đài Loan, hầu hết xe hơi và xe máy để ở nơi công cộng (dĩ nhiên là vẫn có khóa) mà không phải lo lắng quá chuyện mất cắp. Nhưng, chỗ đậu xe công cộng dành cho xe máy đều có vạch chỉ dẫn, nếu để xe ra ngoài vạch chỉ dẫn, thì sẽ bị “cẩu xe”, đặc biệt là ở các thành phố lớn việc này rất nghiêm trọng. Ngoài ra, cũng có nhiều bãi gửi xe có bán vé thu tiền.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *